Những thông tin thú vị về Lễ phục sinh

Đối với những tín đồ theo đạo Kito giáo thì Lễ phục sinh được xem là một trong những dịp lễ quan trọng nhất trong năm. Đây là thời gian tưởng niệm sự kiện chúa Jesus hồi sinh sau khi bị đóng đinh trên Thánh giá và chôn dưới lòng đất.

Lễ Phục sinh là ngày gì?

Lễ Phục sinh hay tiếng Anh được gọi là Easter’s Day từ xa xưa được gọi là Lễ hội mùa xuân bởi từ Easter có nguồn gốc từ chữ East – Hướng về phía Đông nơi mặt trời mọc. Do vậy, Lễ phục sinh còn được coi như lễ hội mùa xuân, hy vọng và sự tái sinh, mừng đất trời chuyển mùa, cây cối bắt đầu đâm chổi nẩy lộc.
Trên khắp Thế giới, Lễ Phục sinh không được tổ chức vào một ngày cố định mà người dân thường tính Lễ phục sinh diễn ra vào Chủ nhật giữa 22 tháng 3 và 25 tháng 4. Năm 2019, Lễ Phục sinh rơi vào ngày 21/4. Năm 2020: Lễ phục sinh được tổ chức vào 12-4.

Ý nghĩa của Lễ Phục sinh

– Ở đất nước Israel, đây là một ngày lễ tôn giáo được rất mực tôn kính. Hằng ngàn tín đồ sùng đạo từ khắp thế giới đổ về Thánh Địa Jerusalem để dự lễ Phục sinh.
– Theo đạo Thiên chúa giáo, Lễ phục sinh là lễ mừng chúa Jesus hồi sinh sau ba ngày. Các tín đồ Thiên chúa giáo tin rằng, chỉ có Ngài mới có quyền năng đem lại sự sống vĩnh cửu cho họ. Chính niềm tin bất diệt đó mà hàng năm người theo đạo Thiên chúa xướng lên trong lễ Phục sinh cũng như ngày chủ nhật hàng tuần.

– Người theo đạo Kito tin rằng, cái chết và sự hồi sinh của chúa Jesus đã giải phóng con người khỏi tội lỗi và dẫn họ vào cuộc sống do Chúa ban cho.
Như vậy, Lễ Phục sinh thể hiện niềm tin vào sự tái sinh, hy vọng vào những điều tốt đẹp sẽ xảy ra. Đó cũng là thông điệp mà ngày lễ này truyền tải tới người dân khắp nơi trên thế giới.

Biểu tượng của Lễ Phục sinh

Vào ngày này, mọi người thường tặng nhau những quả trứng được trang trí nhiều màu sắc, con thỏ hay những lát Jambon đầy tính biểu tượng cho ngày lễ này. Tại sao người ta lại chọn 3 vật này làm biểu tượng của Lễ Phục sinh?

Trứng phục sinh

Từ xa xưa, con người tin rằng quả trứng tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở và tái sinh.
Người phương tây cổ đại tin rằng Thế giới này được sinh ra từ một quả trứng khổng lồ. Tại thung lũng Appalachian, các thầy lang xưa thường dùng một quả trứng chín quay trên bụng bà mẹ đang mang bầu để dự đoán khả năng sinh sản của đứa bé sau này. Người Ai Cập cổ đại có tập tục trang trí những quả trứng để làm quà tặng từ 5000 năm trước. Vai trò của trứng trong đời sống cũng như ý nghĩ biểu tượng kể trên nên nó là vật không thể thiếu trong dịp Lễ Phục sinh – ngày mừng sự tái sinh của Chúa Jesus.


Thỏ phục sinh

Hình ảnh phổ biến thứ hai trong dịp lễ này là chú thỏ. Ngoài biểu tượng của sự sinh sản, thỏ còn là hình tượng của sức sống dồi dào, mạnh mẽ. Đặc biệt, chú thỏ gắn liền với truyền thuyết Ostara hay còn gọi là Eastre. Đây là tên của nữ thần Mùa Xuân, người được lấy tên đặt cho Lễ phục sinh – Esater.
Chuyện kể rằng, có lần Nữ thần Mùa Xuân tới trái đất muộn khiến muôn loài phải chịu cảnh lạnh lẽo. Có một chú chim nhỏ sắp chết cóng vì giá rét. Nàng động lòng thương, liền biến chủ chim nhỏ thành chú thỏ, ban cho nó khả năng đẻ trứng và chạy nhanh. Nàng muốn chú thỏ sẽ đảm nhiệm việc tặng quà cho các trẻ em dưới hạ giới mỗi khi xuân về.

Tuy nhiên, trong một lần con thỏ làm nữ thần nổi giận, nàng liền ném thỏ lên bầu trời hóa vào chòm sao Lepus. Một năm thỏ được nữ thần cho một lần xuống hạ giới để mang các quả trứng màu sắc sặc sỡ tặng cho các em nhỏ. Từ đó trở đi hình ảnh thỏ mang trứng trở thành một nét đặc trưng trong ngày lễ Phục sinh của phương Tây.

Món Jambon

Đối với các tín đồ Thiên chúa giáo, món jampon là món ăn truyền thống không thể không nhắc tới trong dịp Lễ phục sinh. Đối với họ, thịt lợn được coi là món ăn của Chúa. Thời điểm trăng tròn đầu tiên của mùa thu là lúc tốt nhất để thu hoạch mùa màng và ướp muối thịt lợn để dự trữ cho mùa đông. Khi mùa xuân về, người ta sẽ dùng hết số thịt muối còn lại để làm jambon. Vì thế mà jambon trở thành một món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Lễ phục sinh.


Những phong tục trong ngày Lễ phục sinh

Đốt lửa Phục sinh

Đốt lửa trong ngày Lễ phục sinh trở thành phong tục dân gian từ thế kỷ thứ 16 và là một trong những phong tục nổi tiếng nhất ở Đức. Những ngọn lửa được thắp lên đầu tiên từ các cành củi khổ ở các vùng nông thôn khắp miền Bắc nước Đức. Người ta đốt lửa trước đêm Lễ phục sinh với ý nghĩa lửa mang lại hơi ấm, xua tan giá lạnh của mùa đông, lửa giúp cho đất đai màu mỡ. Theo quan niệm của Thiên chúa giáo, lửa cũng là. và lửa cũng là một biểu hiện của việc Đức Chúa hồi sinh.

Cách đây 2000 năm, những bánh xe lửa được xem là biểu tượng của Mặt trời, tượng trưng cho sự chấm dứt của mùa đông lạnh lẽo. Ở vùng Lügde thuộc bang Nordrhein-Westfalen, người ta còn thả các bánh xe gỗ rực lửa từ núi Phục sinh xuống, để lại đằng sau một vệt lửa dài cả trăm mét. Ca một Một dạng khác của lửa Phục sinh là bánh xe phục sinh.

Đốt nến phục sinh trong nhà thờ

Người ta lấy lửa từ đống lửa trước nhà thờ trong đêm Phục sinh để đốt nến Phục sinh. Nến phục sinh thường khắc hình thánh giá hoặc tia sáng mặt trời và được đốt sáng rồi rước vào nhà thờ. Với người công giáo, cây nến phục sinh truyền đi thông điệp Chúa Jesus đã tái sinh. Ngài đã chiến thắng cái chết. Sự sống lại của Ngài xóa tan bóng tối tội lỗi. Ánh sáng mạnh hơn bóng tối.

Ngọn lửa Cây nến Chúa phục sinh nói lên Chúa Jesus là ánh sáng trần gian, như lời Ngài đã từng khẳng định. Ánh sáng của Ngài không làm chói mắt, nhưng mang đến hơi ấm an ủi cho tâm hồn con người.

Cưỡi ngựa phục sinh

Vào ngày chủ nhật của Lễ phục sinh, hàng trăm người đàn ông mặc lễ phục đen, đầu đội mũ ống cưỡi những con ngựa được trang trí lộng lẫy diễu hành qua khắp các con phố, loan tin Chúa Jesus đã hồi sinh. Năm nào cũng vậy hàng ngàn người đứng ở hai bên đường đón xem đoàn kỵ sỹ.

Lễ phục sinh tại Việt Nam

Đa phần tín đồ Thiên Chúa Giáo Việt Nam theo đạo Công Giáo, với giáo triều đặt tại Vatican. Từ xa xưa thời nhà Nguyễn, người công giáo đã biết sáng chế ra nhiều nghi thức Phục Sinh có thể nói mang không ít nét văn hoá Việt. Ở miền Bắc, có thể kể riêng 2 loại nghi thức khá độc đáo là “Ngắm Lễ” và “Ngắm 15 Sự Thương Khó”.

Cắm hoa ngày lễ phục sinh

Trong các nhà thờ Công giáo, việc chưng hoa là một điều không thể thiếu trong các lễ nghi. Việc chưng hoa là tỏ lòng thờ kính cách cụ thể nhất của con người đối với Thiên Chúa. Xin gửi tới bạn một số mẫu cắm hoa trong ngày Lễ phục sinh.





Lời chúc Lễ phục sinh

Vào ngày này người ta không quên dành cho nhau những câu chúc mừng lễ phục sinh hay nhất đến người thân yêu của mình.  Mọi người có thể gửi thiệp hoặc nhắn tin cho bạn bè, gia đình và người thân bằng những câu chúc sau nhé!
– Chúc đại gia đình bạn một Lễ phục sinh hạnh phúc, an lành và nhiều niềm vui khi cùng nhau trang trí trứng!
– Tôi chúc bạn cùng toàn gia một Lễ phục sinh thật đẹp, ấm áp. Chúc cho chú Thỏ Phục Sinh không vội vàng mà bỏ quên khu vườn nhà bạn! Gửi những lời chào thân thương nhất tới bạn nhân Lễ phục sinh!

– Chúc bạn một lễ Phục Sinh vui vẻ, tìm được thật nhiều trứng với đủ các màu sắc và thưởng thức một bữa tiệc Phục Sinh thật đầm ấm và thịnh soạn bên gia đình!
– Gửi tới bạn một Lễ phục sinh thật rực rỡ với những quả trứng màu đỏ được gửi từ chú thỏ đáng yêu.
– Chúc bạn vui vẻ, an lành trong ngày đại lễ với ánh nắng lung linh khắp muôn nơi và món rán thơm lừng!
– Tôi muốn gửi lời chúc đầy niềm vui trong Lễ phục sinh. Hãy tận hưởng giây phút bình yên bên gia đình bạn nhé.

Quà tặng Lễ phục sinh

Trong ngày Lễ phục sinh, ngoài các lời chúc thật ý nghĩa thì không thể thiếu các món quà mang hơi thở và cũng là biểu tượng của dịp lễ này như trứng và thỏ phục sinh. Hãy cùng tham khảo một số gợi ý quà tặng dưới đây để chọn ra ý tưởng hay ho nhất.

Trứng trang trí

Vào ngày này, mọi người tự luộc những quả trứng và tự tay trang trí chúng và gửi tặng bạn bè, người thân cùng với những lời chúc ý nghĩa. Đó có thể là trứng socola ngọt ngào. Với trứng chín, bạn có thể sơn các màu sắc sặc sỡ với những ý nghĩa đẹp.
Trứng phục sinh được làm từ socola rất được ưa chuộng:

Người ta cũng thích sơn các quả trứng với các màu sắc đặc trưng, mang lại may mắn. Màu đỏ tượng trưng cho may mắn. Màu xanh cho niềm hy vọng và sự trẻ trung. Màu vàng cho sự khôn ngoan. Màu trắng cho thanh bạch. Màu cam cho sức mạnh. Sau đó bạn có thể bỏ trứng các quả trứng rực rỡ sắc màu này vào trong giỏ để làm quà tặng. Hãy mang đến cho nhau yêu thương và những điều tốt đẹp nhất bằng những món quà này nhé!!!


Trứng pha lê đúc vàng

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng trứng pha lê đúc vàng để làm quà tặng trong dịp này. Quả trứng được làm từ chất liệu pha lê cao cấp, đặt trên đế gỗ. Bên trong là các vảy vàng 24k di chuyển lên xuống trong dung môi đặc biệt.

Trứng mạ vàng

Bộ trứng mạ vàng có khắc chữ Phúc Lộc Thọ cũng rất ý nghĩa để dành tặng người thân như một lời chúc Lễ phục sinh thật nhiều may mắn và hạnh phúc.

Thỏ phục sinh bằng chocolate

Giống như trứng, hình ảnh vô cùng phổ biến trong dịp lễ này chính là những chú thỏ bằng chocolate. Nếu bọn trẻ nhà bạn ngoan, hãy tặng chúng những chú thỏ ngộ nghĩnh, đáng yêu và vô cùng ngọt ngào này nhé.

Thỏ dát vàng

Với người lớn bạn có thể dành tặng người thân, bạn bè, đối tác những chú thỏ dát vàng với thiết kế vui vẻ, được đặt trên đế gỗ và hộp kính rất sang trọng.

Quà handmade

Nếu khéo tay, bạn có thể móc các món quà liên quan đến lễ phục sinh, chẳng hạn, các quả trứng, một giỏ đựng trứng được móc khéo léo bằng tay với các màu sắc khác nhau. Một giá để trứng dùng trong bữa tiệc Phục sinh. Hay một chú thỏ bằng len cực kỳ dễ thương.

Trên đây là các thông tin về Lễ phục sinh cũng như những lời chúc, món quà, thiệp mừng mà MT Gold Art tổng hợp được. Chúc bạn và gia đình một Lễ phục sinh vui vẻ và đầm ấm.

https://ift.tt/2EPO9Cw https://ift.tt/2zjzWYy MT Gold Art October 30, 2018 at 06:13PM https://24kgoldart.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cung Song Tử (21/5 – 21/6) và món quà sinh nhật ý nghĩa nhất

Lạ mắt với những món quà tặng cao cấp dát vàng của MT Gold Art